Trái đất cũng giống như 8 hành tinh lớn khác trong hệ Mặt trời, đồng thời với việc quay xung quanh Mặt trời, nó cũng chuyển động không ngừng quanh trục quay giả tưởng. Hiện tượng luân chuyển ngày đêm là do Trái đất tự quay tạo nên.
Mấy trăm năm trước, con người đã đưa ra rất nhiều phương pháp chứng minh Trái đất tự quay, “quả lắc Phu-côn” nổi tiếng đã cho chúng ta nhìn thấy một cách chính xác sự tự quay của Trái đất. Nhưng tại sao Trái đất có thẻ tự quay xung quanh trục? Và tại sao Trái đất có thể quay xung quanh Mặt trời? Đây là một vấn đề làm cho các nhà khoa học cảm thấy rất hứng thú trong nhiều năm liền. Xem xét sơ lược thì sự quay là một hình thức vận động cơ bản của nhiều thiên thể trong vũ trụ, nhưng để trả lời vấn đề này một cách chính xác, trước tiên còn cẩn phải làm rõ Trái đất và hệ Mặt trời hình thành như thế nào. Sự khám phá ra hiện tượng tự quay và hiện tượng quay xung quanh của Trái đất có mối tương quan mật thiết đến sự hình thành hệ Mặt trời.
Những lí luận về thiên văn học hiện đại cho rằng, hệ Mặt trời được hình thành từ cái gọi là Tinh vân nguyên thuỷ. Tinh vân nguyên thuỷ là một mảng mây khí lớn và rất loãng, 5 tỉ năm trước đã chịu ảnh hưởng rối loạn và co lại phía trung tâm dưới tác động của lực hấp dẫn. Trải qua thời gian biến đổi dài đằng đẵng, mật độ vật chất của bộ phận trung tâm ngày càng lớn, nhiệt độ cũng cao hơn, cuối cùng đạt đến mức độ có thể dẫn đến phản ứng nhiệt hạch và chuyển hoá thành Mặt trời. Thể khí còn sót lại xung quanh Mặt trời dẩn dẩn hình thành một lớp thể khí xoay tròn hình cái chậu, trải qua quá trình co lại, lại va đập, tích tụ, lớp thể khí này từng bước tích tụ thành các hòn chất rắn, hành tinh nhỏ, hành tinh nguyên thuỷ, cuối cùng hình thành các thiên thể trong hệ Mặt trời như các tiểu hành tinh và đại hành tinh độc lập.
Chúng ta biết rằng, cẩn đo độ chuyển động nhanh chậm của vật thể theo đường thẳng, có thể dùng tốc độ để biểu thị, vậy thì dùng cái gì để đo lường trạng thái quay tròn của vật thể? Có một cách là dùng “lượng chuyển động góc”. Đối với một vật thể chuyển động xung quanh một điểm cố định thì lượng chuyển động góc của nó bằng chất lượng nhân với tốc độ và nhân tiếp với khoảng cách giữa vật thể này và điểm cố định. Trong vật lý học có định luật bảo tồn lượng chuyển động góc rất quan trọng, đó là: Một vật thể chuyển động, nếu không chịu tác động của ngoại lực thì lượng chuyển động của góc của nó sẽ không biến đổi theo sự biến đổi hình dạng của vật thể. Ví dụ: một diễn viên múa Balê, khi đang quay đột nhiên thu cánh tay lại (khoảng cách giữa tâm và điểm cố định nhỏ đi) thì tốc độ quay của người đó sẽ nhanh hơn, bởi vì chỉ có vậy mới có thể bảo đảm vai trò quan trọng trong việc nảy sinh tốc độ tự quay của Trái đất.
Thì ra việc hình thành tinh vân nguyên thuỷ của hệ Mặt trời đã có kèm theo lượng chuyển động góc. Sau khi hình thành hệ thống Mặt trời và hành tinh, lượng chuyển động góc của nó không bị giảm đi, nhưng sẽ có sự phân bổ lại, trong quan trọng tích tụ vật chất lâu dài, các thiên thể lẩn lượt đạt đến lượng chuyển động góc nhất định từ trong các tinh vân nguyên thuỷ. Do lượng chuyển động góc được giữ cố định, trong quan trọng co lại, tốc độ quay của các hành tinh cũng sẽ tăng lên ngày càng nhanh. Trái đất cũng không là ngoại lệ, lượng chuyển động góc mà nó đạt được phân bố chủ yếu trong việc Trái đất quay quanh Mặt trời, Trái đất quay quanh Mặt trăng và Trái đất tự chuyển động, nhưng cẩn phân tích chính xác sự chuyển động của Trái đất xung quanh các hành tinh lớn và sự tự vận động của Trái đất, cũng cẩn sự cố gắng trong công tác nghiên cứu của các nhà khoa học ngày nay.
Ứng Dụng Phụ Gia Nhựa Trong Sản Xuất Nhựa Kỹ Thuật
Trong ngành công nghiệp hiện đại, nhựa kỹ thuật ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực từ ô tô, điện tử, đến y tế. Tuy nhiên, để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về độ bền, độ dẻo, khả năng chịu nhiệt và chống hóa chất, không thể không kể đến vai trò của phụ gia nhựa. Các loại phụ gia không chỉ giúp cải thiện các đặc tính lý hóa của nhựa mà còn tạo ra nhiều tính năng mới phù hợp với từng ứng dụng cụ thể.
1. Vai Trò Của Phụ Gia Nhựa Trong Sản Xuất Nhựa Kỹ Thuật
Phụ gia nhựa được sử dụng rộng rãi để cải thiện và tối ưu hóa các đặc tính của nhựa kỹ thuật:
• Tăng độ bền cơ học: Một số phụ gia như chất làm cứng và chất gia cường giúp tăng độ bền kéo, chống va đập, đảm bảo các sản phẩm nhựa kỹ thuật có thể sử dụng trong những môi trường khắc nghiệt.
• Cải thiện khả năng chịu nhiệt: Các loại phụ gia giúp nhựa chịu được nhiệt độ cao, phù hợp cho các ứng dụng trong môi trường nhiệt độ khắc nghiệt như linh kiện ô tô hoặc thiết bị điện tử.
• Bảo vệ chống oxi hóa và tác động hóa chất: Nhờ vào phụ gia, nhựa có thể chịu được các tác động của môi trường, đặc biệt là trong các môi trường có chứa các chất ăn mòn, hóa chất mạnh.
2. Các Loại Phụ Gia Nhựa Phổ Biến Trong Nhựa Kỹ Thuật
• Phụ gia chống tia UV: Phụ gia này giúp ngăn cản tác động của tia cực tím từ ánh sáng mặt trời, giảm thiểu hiện tượng lão hóa vật liệu và giữ cho sản phẩm nhựa bền đẹp lâu hơn.
• Phụ gia chống cháy: Đây là loại phụ gia quan trọng trong các ứng dụng cần độ an toàn cao, như linh kiện điện tử và các thiết bị gia dụng, giúp giảm thiểu nguy cơ cháy.
• Phụ gia làm cứng và làm mềm: Tùy thuộc vào nhu cầu của từng sản phẩm, phụ gia có thể được sử dụng để tăng cường hoặc làm mềm nhựa, giúp sản phẩm dễ dàng uốn dẻo hoặc cứng cáp hơn.
3. Ứng Dụng Cụ Thể Của Phụ Gia Nhựa Trong Các Ngành Công Nghiệp
Phụ gia nhựa kỹ thuật có mặt trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp hiện nay. Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật:
• Ngành ô tô và xe máy: Nhựa kỹ thuật được sử dụng nhiều trong sản xuất các bộ phận như vỏ động cơ, bộ tản nhiệt, và bảng điều khiển nhờ khả năng chịu nhiệt và độ bền cao.
• Ngành điện tử và thiết bị gia dụng: Các thiết bị như điện thoại, máy tính, và đồ gia dụng thường có phần vỏ bằng nhựa kỹ thuật, giúp bảo vệ linh kiện bên trong nhờ khả năng chống cháy và chịu va đập.
• Ngành y tế: Trong y tế, nhựa kỹ thuật phải đạt các tiêu chuẩn cao về an toàn và khả năng khử trùng. Phụ gia nhựa giúp tạo ra các sản phẩm an toàn và đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh trong môi trường y tế.
4. Phụ Gia Nhựa Giúp Tối Ưu Hóa Hiệu Suất Và Chi Phí Sản Xuất
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, phụ gia còn giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất. Bằng cách sử dụng các loại phụ gia phù hợp, nhà sản xuất có thể:
• Tiết kiệm nguyên liệu: Một số phụ gia có thể làm tăng khối lượng nhựa mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
• Nâng cao hiệu suất sản xuất: Phụ gia có thể làm giảm thời gian sản xuất bằng cách tăng tốc độ quá trình ép phun hoặc đúc, giúp tối ưu hóa sản xuất.
Kết Luận
Nhìn chung, phụ gia nhựa trong sản xuất nhựa kỹ thuật là yếu tố không thể thiếu, mang đến tính năng ưu việt cho sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Với sự phát triển công nghệ, vai trò của phụ gia nhựa chắc chắn sẽ ngày càng quan trọng, giúp các nhà sản xuất nâng cao chất lượng và độ bền cho sản phẩm nhựa kỹ thuật.