Trong đại gia đình hệ Mặt Trời, ngoài Mặt Trời ra, các hành tinh là những thành viên quan trọng nhất cấu tạo nên. Khoảng cách của chín hành tinh lớn đối với Mặt Trời sắp xếp theo thứ tự từ gần đến xa lần lượt là: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương
Tinh và Diêm Vương Tinh∗. Bởi vì các hành tinh quay quanh Mặt Trời nên vị trí tương đối của chúng trên bầu trời trong một thời gian ngắn có sự biến đổi rõ rệt. T ừ mặt đất xem lên, giống như chúng “đi lang thang” trên bầu trời, do đó mà có tên gọi là “hành tinh”. Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh và Diêm Vương Tinh cách Trái Đất rất xa, nếu không dùng kính thiên văn thì không thể thấy được. Bình thường về ban đêm chỉ thấy được năm ngôi sao tương đối gần bằng mắt thường.
Vậy làm sao để tìm ra các hành tinh trong bầu trời đầy sao? Trước hết nhờ mấy hành tinh này tương đối sáng. Hằng tinh sáng nhất trên bầu trời là sao Thiên la, nhưng Kim Tinh, Mộc tinh và Hoả Tinh khi sáng nhất còn sáng hơn cả sao Thiên La. Thổ tinh tuy mờ hơn một chút nhưng vẫn được xếp trước mười mấy ngôi sao sáng trên bầu trời ban đêm. Ngoài ra Hoả Tinh là hành tinh có màu đỏ, Kim Tinh và Mộc tinh màu hơi vàng. Những đặc trưng này có thể giúp ta tìm kiếm các hành tinh.
Dùng mắt thường để quan sát thì hành tinh và hằng tinh còn có một sự khác biệt quan trọng. Hằng tinh nhấp nháy còn hành tinh không nhấp nháy. Hằng tinh cách Trái Đất rất xa, từ mặt đất nhìn lên chúng chỉ là những điểm sáng rất nhỏ, ánh sáng của sao sau khi vào tầng khí quyển, vì bị khí quyển gây nhiễu cho nên ta thấy ánh sáng ngôi sao lúc tỏ lúc mờ, nhấp nháy bất định. Còn hành tinh cách ta tương đối gần, ánh sáng của nó dựa vào phản xạ ánh sáng
Mặt Trời mà hình thành một mặt tròn sáng, khí ánh sáng xuyên qua tầng không khí cũng bị nhiễu loạn, mỗi điểm sáng cũng phát ra nhấp nháy, nhưng vì mặt sáng tròn do nhiều điểm sáng hợp lại, nên tuy độ sáng biển đổi lúc sáng lúc mờ, nhưng bù đắp lẫn nhau, do đó ta nhìn thấy ngôi sao tương đối ổn định, không có cảm giác nhấp nháy.
Ngoài ra vì hành tinh quay quanh Mặt Trời, nên vị trí tương đối của chúng giữa các chòm sao mỗi ngày đều dịch chuyển, đường dịch chuyển của các hành tinh phần nhiều gần đường hoàng đạo. Thông thường trên bản đồ sao đều vẽ ra dải hoàng đạo, chỉ cần quen các chòm sao gần dải hoàng đạo sẽ rất dễ tìm thấy vị trí dải hoàng đạo trên bầu trời. Còn vị trí hàng ngày của các hành tinh có thể tra trong lịch thiên văn để tìm được toạ độ chính xác của chúng.