Ngày nay các nước trên thế giới thường dùng Dương lịch, đó là “Lịch Julius” do người La Mã làm thành. Trong thiên văn học lấy khoảng cách thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời từ điểm xuân phân trở về điểm xuân phân làm một năm chí tuyến, độ dài của nó là 365, 2422 ngày. Nhưng độ dài bình quân năm lịch của Julius chỉ có 365, 25 ngày, so với năm chí tuyến mỗi năm nhiều hơn 11 phút 14 giây, do đó sản sinh ra sai số. T ừ năm 46 trước Công nguyên tích luỹ đến thế kỷ 16 chênh nhau hơn 10 ngày. Để giải quyết vấn đề này, Giáo hoàng Gregory ở thế kỷ 16 đã quy định ngày 5 tháng 10 năm 1582 là ngày 15 tháng 10, hơn nữa để tránh sai số tích luỹ về sau đã quy định một quy tắc mới là đặt ra năm nhuận. Lấy số ghi năm làm tiêu chuẩn, phàm số năm chia hết cho 4 đều là những năm nhuận. Nhưng gặp năm chẵn, nếu chia hết cho 4 cũng không phải là năm nhuận mà phải chia hết cho 400 mới là năm nhuận. Ví dụ năm 1980 chia hết cho 4 thì đó là năm nhuận. Năm 1900 là năm chẵn trăm, tuy chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 400 nên không phải là năm nhuận, 2000 mới là năm nhuận. Phàm là năm nhuận thì tháng 2 cộng thêm 1 ngày, tức cả năm có 366 ngày. Như vậy độ dài bình quân của năm Dương lịch là 365, 2425 ngày càng gần với độ dài của năm chí tuyến, khoảng 3000 năm mới chênh nhau 1 ngày.
Ngày nay ta còn dùng âm lịch gọi là lịch hạ, đặc điểm của nó là vừa coi trọng sự biến đổi tròn, khuyết của Mặt Trăng lại vừa chú ý đến thời lệnh nóng lạnh. Âm lịch quy định tháng đủ 30 ngày, tháng thiếu 29 ngày, đó là vì thời gian một chu kỳ biến đổi của Mặt Trăng là 29,5306 ngày. Năm thường của âm lịch có 12 tháng toàn năm có 354 hoặc 355 ngày, so với năm chí tuyến chênh nhau 10 ngày 21 giờ. Để hiệu chỉnh sai số này quy định 3 năm có 1 tháng nhuận, 5 năm có 2 tháng nhuận, 19 năm có 7 tháng nhuận, nhờ đó khiến cho độ dài bình quân của âm lịch gần với năm chí tuyến để phối hợp với quy luật biến đổi nóng lạnh của thời tiết. Thông qua sự sắp xếp khéo léo này, độ dài bình quân của năm âm lịch là 365, 2468 ngày, gần giống với năm chí tuyến.